Thống kê mặc định

1. Tổng quan và các thống kê mặc định

1.1 Tổng quan

Bạn có thể kiểm soát các thông tin của cửa hàng (đơn chốt/hoàn, nhân viên, sản phẩm, v.v.), thông tin trong kho (số lượng có thể bán, số lượng thiếu hàng, v.v.). Bạn cũng có thể theo dõi doanh thu và doanh số bán hàng trong ngày của cửa hàng thông qua Thống kê tổng quan.

Các chỉ số tăng trưởng sẽ phụ thuộc vào khoảng thời gian bạn đã thiết lập để so sánh. Các chỉ số trong phần Tổng quan sẽ tự động cập nhật khi bạn nhấp vào nút Tải lại, hoặc bạn cũng có thể kích hoạt tùy chọn tự động tải lại sau mỗi 30 giây.

1.2 Các thống kê mặc định

Dưới đây là các thống kê, báo cáo mặc định của hệ thống khi bạn tạo mới 1 shop

2. Chi tiết về các thống kê

2.1 Báo cáo doanh thu và báo cáo đơn hàng

Để bắt đầu thiết lập các thống kê, trước hết, bạn cần cài đặt cấu hình. Cấu hình này sẽ được áp dụng cho cả Báo cáo Doanh thu và Báo cáo Đơn hàng.

Trong đó: Sẽ có 5 điều kiện để bạn xác định doanh thu của cửa hàng của bạn

  • Tính chốt đơn khi: Số lượng đơn chốt mà bạn thấy sẽ phụ thuộc vào cấu hình này. Bạn có thể chọn 1 trong 3 lựa chọn để xác định tính đơn chốt khi nào.

Ví dụ: Bạn chọn tính đơn chốt khi đơn hàng chuyển sang trạng thái Đã gửi hàng. Khi đó, các đơn Mới tạo hay Đã xác nhận sẽ không được tính là đơn chốt, từ đó doanh thu sẽ khác nhau.

  • Doanh thu cộng vào thời điểm: Thứ nhất là khi tạo đơn, khi đơn hàng của bạn được chốt và đơn hàng đó thỏa mãn điều kiện đơn chốt ở trên thì khi đó hệ thống sẽ cộng doanh thu từ đơn hàng đó. Các đơn hàng chưa thỏa mãn điều kiện đơn chốt thì hệ thống sẽ không ghi nhận doanh thu.

  • Tính đơn cho nhân viên: 1 đơn hàng có thể được xử lí qua nhiều nhân viên trước khi đơn hàng đó đến tay khách hàng (nhân viên chăm sóc, nhân viên được phân công, nhân viên tạo đơn....). Doanh thu nhân viên sẽ có sự khác nhau khi bạn chọn 1 trong các lựa chọn này. Ngoài ra, hoa hống từ đơn hàng cho nhân viên cũng sẽ được tính theo cấu hình này.

  • Tính đơn hoàn khi: Có 2 trạng thái đơn hoàn (Đang hoàn, Đã hoàn). Bạn sẽ phải lựa chọn 1 trong 2 trạng thái này. Phần doanh thu bị trừ đi có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi mục cấu hình này. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến doanh thu cửa hàng.

  • Doanh thu sẽ trừ vào thời điểm: Hiểu đơn giản là bạn sẽ quyết định thời điểm doanh thu bị trừ khi có đơn hoàn. Sẽ có 3 thời điểm (Tạo đơn, Chốt đơn, đơn được cập nhật sang trạng thái Đang hoàn hoặc Đã hoàn).

Phần cấu hình này rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu suất của cửa hàng, nhân viên. Các số liệu về doanh thu, doanh số có thể bị sai nếu bạn cấu hình không đúng với mục đích và nhu cầu của cửa hàng.

Báo cáo doanh thu và báo cáo đơn hàng thực chất là 2 danh mục báo cáo chứa các báo cáo nhỏ hơn, chi tiết hơn

Cài đặt các mục hiển thị ở báo cáo

  • Khi bạn cài đặt (X) Thuộc tính, bạn đang xác định nội dung hiển thị cho cột đầu tiên.

  • Khi bạn cài đặt (Y) Thống kê theo, bạn đang thiết lập mục nào sẽ hiển thị các chỉ số cần theo dõi.

  • Mặc định, cột thuộc tính sẽ phụ thuộc vào loại báo cáo mà bạn đang xem.

Ví dụ:

  • Báo cáo doanh thu nhân viên thì cột thuộc tính sẽ là cột nhân viên.

  • Báo cáo doanh thu theo thời gian thì cột thuộc tính sẽ là ngày.........

Sau đó, bạn sẽ cài đặt khoảng thời gian mà bạn muốn thống kê và tinh chỉnh cấu hình cho bảng đồ thị chi tiết. Đồ thị này có thể thay đổi liên tục theo thời gian thực khi bạn tích chọn tùy chọn tự động tải lại.

Ngoài ra POS còn cung cấp cho bạn chức năng so sánh các chỉ số trong 2 khoảng thời gian khác nhau, từ đó có thể đánh giá nhân viên, độ hiệu quả của cửa hàng thông qua biểu đồ, các chỉ số tăng trưởng...

Sau khi hoàn tất cả cài đặt, cấu hình, bạn có thể tải xuống báo cáo bấm Lưu lại các cấu hình này. Để bạn không cần phải cấu hình trong những lần tiếp theo xem thống kê tiếp theo.

Với những thiết lập bên trên, bạn hoàn toàn có thể áp dụng cho Báo cáo doanh thu và Báo cáo đơn hàng

2.2 Báo cáo doanh số

Để bắt đầu, hãy phân biệt giữa Doanh thu và Doanh số:

  1. Doanh thu: Là tổng số tiền thu được từ việc bán hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Số tiền này bao gồm giá trị của sản phẩm, thuế, và các khoản phí khác như phí vận chuyển và phụ thu. Tuy nhiên, nó không bao gồm chiết khấu.

  2. Doanh số: Là tổng giá trị của tất cả các sản phẩm đã được bán trong một khoảng thời gian nhất định. Cách tính thường là nhân số lượng sản phẩm đã bán với giá bán của từng mặt hàng, cộng thêm các phí vận chuyển và phụ thu.

Ví dụ: Nếu bạn bán 100 sản phẩm với giá 10 đô la mỗi sản phẩm, doanh số của bạn sẽ là 1.000 đô la. Tuy nhiên, nếu trong số này chiết khấu của các đơn hàng, sản phẩm là 200 đô la, thì doanh thu của bạn sẽ chỉ là 800 đô la.

Bạn có thể tự kiểm tra tính chính xác của các chỉ số doanh thu, doanh số này bằng cách kiểm tra công thức tính các chỉ số này ở mục sau

Bạn nên kiểm tra lại cấu hình để các giá trị trong báo cáo chính xác với mong muốn của bạn.

Phần cấu hình báo cáo doanh số này cũng tương tự với báo cáo doanh thu. Tức là khi bạn chọn lựa chọn nào thì doanh số sẽ được tính cho nhân viên đó. Điều này rất quan trọng trong việc đánh giá KPI hay năng lực của nhân viên của bạn.

Lưu ý: Báo cáo doanh số sẽ tính theo ngày tạo đơn. Báo cáo này cũng phân biệt các trạng thái của đơn hàng và hiển thị doanh số tương ứng của từng trạng thái, giúp bạn kiểm tra mức độ hiệu suất của cửa hàng theo từng trạng thái đơn hàng.

2.3 Báo cáo vận chuyển

Báo cáo vận chuyển có 2 mục: Báo cáo theo tỉnh thành, Báo cáo theo đơn vị vận chuyển.

Báo cáo theo tỉnh thành

Hãy chọn khoảng thời gian mà bạn muốn thống kê. Báo cáo sẽ cung cấp tỷ lệ đơn hàng thành công/hủy/hoàn của từng địa phương, giúp bạn rút kinh nghiệm và đề xuất các chiến lược kinh doanh phù hợp với từng địa phương.

Báo cáo theo đơn vị vận chuyển

Báo cáo theo đơn vị vận chuyển có được thống kê theo 2 thời điểm, bạn cần lưu ý mục này để tránh sai sót.

Từ việc theo dõi số lượng đơn hàng từ các đơn vị vận chuyển, bạn có thể nắm được thói quen của khách hàng hoặc phát triển các chiến lược cụ thể đối với các đối tác vận chuyển lớn.

2.4 Báo cáo khách hàng

Trước tiên, bạn cần phải cài đặt thời gian thống kê

2.4.1 Thống kế thông tin, doanh thu khách hàng

Mục phân tích khách mới:

  • Khách mới bắt đầu mua: Là khách có 1 đơn hoặc nhiều đơn, tức là số đơn lớn hơn 0 (trừ đơn Hủy/Xóa)

  • Khách mới mua 1 lần: Là khách có đơn đầu tiên và đơn đó thành công (trừ đơn Hủy, Xóa)

  • Khách mới mua tạo thẻ: Là khách có đơn được gắn thẻ đơn hàng (trừ đơn Hủy, Xóa)

  • Khách mới mua lớn hơn 1 lần: Là khách có từ 2 đơn thành công trở lên (trừ đơn Hủy, Xóa)

2.4.2 Thống kê chi tiêu khách hàng theo cấp độ

2.4.3 Chu kì mua hàng và khả năng khách rời bỏ

Khách hàng mua từ 2 đơn hàng trở lên thì hệ thống sẽ nắm được chu kì mua hàng của khách.

Khi đã có chu kì mua hàng của khách rồi:

  • Nếu lần mua tiếp theo của khách nằm trong chu kì thì Giá trị sẽ không bị tô đỏ.

  • Nếu tính từ thời điểm lần mua gần nhất + chu kì mua hàng mà khách đó vẫn chưa có đơn hàng nào thì sẽ số lượng các khách này sẽ bị tô đỏ.

Phần được khoanh đỏ ở trên chính là số lượng khách hàng có khả năng rời bỏ, và bạn có thể mất đi số lượng khách hàng đó. Phần được màu đen đại diện cho những khách hàng mua đúng theo chu kỳ, có thể xem như là lượng khách hàng trung thành của cửa hàng. Từ đây, bạn có thể đánh giá lại dịch vụ và sản phẩm của mình để thu hút thêm nhiều khách hàng hơn.

Lưu ý: Đối với các cửa hàng hoạt động đa quốc gia, đơn vị tiền tệ hiển thị trong bảng thống kê về đơn hàng thành công/hủy sẽ phụ thuộc vào quốc gia của khách hàng.

2.5 Thống kê nhập hàng

Trước hết, bạn cần cài đặt thời gian bạn muốn thống kê và loại phiếu nhập. Với thống kê theo trạng thái, bạn có thể rà soát số lượng phiếu nhập, các trạng thái nhập, và chi tiết thông tin của từng trạng thái.

Ở mục thống kê nhập hàng này, có 4 dạng thống kê. Đối với thống kê theo mẫu mã, sản phẩm, nhà cung cấp, bạn sẽ có tùy chọn xuất Excel cho kết quả thống kê của mình.

2.6 Thống kê Xuất/Nhập kho

Bạn có thể tùy chọn thống kế theo Tồn kho hoặc Có thể bán

Hãy cài đặt hình thức thống kê, thời gian thống kê. Khi này bạn có thể kiểm tra được số lượng Xuất-Nhập trong kì và Tồn kho.

Mặc định của thống kê đang áp dụng cho tất cả các kho, nếu bạn muốn thống kê chi tiết theo từng kho bạn có thể vào mục lọc và chỉ định lọc theo kho mà bạn muốn.

2.7 Đề xuất nhập hàng

POS sẽ tính giúp bạn tồn kho đủ bán trong vòng bao nhiêu ngày, dựa trên số lượng bán trung bình theo thời gian lọc của cửa hàng. Từ đó, nó sẽ đề xuất cho bạn cần nhập thêm bao nhiêu hàng.

Biểu đồ bên cạnh thể hiện tỷ lệ theo giá trị cho bảng bên trái.

Thống kê chi tiết các sản phẩm sẽ hiển thị ở bảng bên dưới. Từ số lượng tồn kho và SLTB/ngày, hệ thống sẽ tính được số lượng sản phẩm đó sẽ đủ bán trong vòng bao nhiêu ngày. Đồng thời, nó sẽ đề xuất cho bạn số lượng cần nhập để đảm bảo đủ hàng bán trong khoảng thời gian mà bạn có thể tùy chỉnh được.

Nếu bạn quyết định nhập hàng theo đề xuất của hệ thống, bạn có thể click vào mục nhập hàng.

Bạn hãy thêm các thông tin phiếu nhập hàng, kiểm tra lại trạng thái phiếu nhập và bấm Tạo để lưu phiếu nhập.

Bạn có thể kiểm tra lại phiếu nhập hàng hoặc lịch sử xuất nhập ở mục Sản Phẩm.

2.8 Báo cáo tài chính

Wait....

Last updated